THANH HÓA BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.
Theo đó, đối tượng hỗ trợ được quy định rõ, là: Người lao động (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), làm việc và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh (không thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ưu đãi hàng tháng), làm một trong các công việc sau:
STT | Công việc | Chi tiết |
1 | Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định
| Thu gom rác; thu mua nhôm, đồng, sắt vụn, phế liệu (giấy, nhựa, hộp dựng đồ uống đã qua sử dụng) không có địa điểm cố định |
2 | Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
| Bốc vác tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho; vận chuyển hàng hóa thuê bằng xe thô sơ, xe mô tô, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không |
3 | Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở khách |
|
4 | Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm cố định |
|
5 | Bán lẻ vé số lưu động |
|
6 | Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định
| 1. Bán sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm; 2. Bán rau, củ, quả; bán quà, bánh, đồ ăn, nước uống; 3. Bán lương thực, thực phẩm, thuốc lá, thuốc lào; 4. Bán hàng lưu niệm, hàng đan lát, thủ công mỹ nghệ; 5. Bán đồ dùng lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh; 6. Bán hàng may mặc, giầy dép, cặp, túi, ví; 7. Bán đồ chơi trẻ em; 8. Bán hàng tích hợp trên các phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe đạp, xe máy, xe tải nhỏ không có địa điểm cố định |
7 | Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: - Ăn uống, lưu trú, du lịch;
- Cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ;
- Cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu |
1. Phục vụ tại quán ăn, quán bia, quán rượu, quán cà phê, nước giải khát; 2. Nhân viên buồng, bàn, lễ tân tại các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ (nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, phòng trọ, các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự khác); 3. Hướng dẫn viên du lịch tự do không có giao kết hợp đồng lao động; 4. Nhân viên cơ sở sản xuất nem, giò, chả, bún, miến, bánh, phở. 5. Thợ cắt tóc, uốn tóc, gội đầu, làm móng tay-chân; nhân viên massage, xoa bóp y học, châm cứu; 6. Phục vụ, nhân viên, huấn luyện viên, người hướng dẫn tại quán bar, các cơ sở kinh doanh karaoke, spa, phòng tập gym, yoga, bi-a, các cơ sở cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy cập Internet. |
Ngoài các đối tượng này, trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các đối tượng khác cần hỗ trợ thì UBND cấp huyện chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho đối tượng. Trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều kiện hỗ trợ được quy định: Người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong toả, cách ly hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, UBND cấp huyện) để phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Với mức hỗ trợ: Mỗi người chỉ được hỗ trợ một lần với mức 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thời gian thực tế tạm dừng hoạt động bị mất việc làm nhưng không quá 1.500.000 đồng/người/lần hỗ trợ.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo theo quy định.
Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thực hiện và hồ sơ đảm bảo điều kiện hỗ trợ. Giao Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt các đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ.
Yêu cầu UBND cấp huyện chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trên địa bàn. Yêu cầu hoàn thành việc hỗ trợ chính sách cho người lao động xong trước ngày 31/01/2022./.
Theo Cổng TTĐT Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục
-
Đoàn xã Xuân Giang phối hợp Hội cựu chiến binh xã tổ chức chương trình rửa xe gây quỹ tặng quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
17/01/2025 09:04:57 -
Đoàn Xã Xuân Giang phối hợp tổ chức ngày hội bánh chưng và trao quà tết cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường Mầm Non Xuân Giang.
17/01/2025 09:00:46 -
Nghị định hợp nhất về lĩnh vực Karake vũ trường mới nhất
16/01/2025 10:39:37 -
Chỉ thị số 27-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
16/01/2025 10:39:31
THANH HÓA BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Ngày 30/8/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 18/2021/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ.
Theo đó, đối tượng hỗ trợ được quy định rõ, là: Người lao động (theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Việc làm) không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), làm việc và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh (không thuộc các trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp ưu đãi hàng tháng), làm một trong các công việc sau:
STT | Công việc | Chi tiết |
1 | Thu gom rác, phế liệu không có địa điểm cố định
| Thu gom rác; thu mua nhôm, đồng, sắt vụn, phế liệu (giấy, nhựa, hộp dựng đồ uống đã qua sử dụng) không có địa điểm cố định |
2 | Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
| Bốc vác tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho; vận chuyển hàng hóa thuê bằng xe thô sơ, xe mô tô, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không |
3 | Lái xe mô tô 02 bánh chở khách (xe ôm truyền thống và xe công nghệ), xe xích lô chở khách |
|
4 | Đánh giày, thợ xây, phụ hồ; giúp việc gia đình theo giờ, theo ngày không có địa điểm cố định |
|
5 | Bán lẻ vé số lưu động |
|
6 | Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định
| 1. Bán sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm; 2. Bán rau, củ, quả; bán quà, bánh, đồ ăn, nước uống; 3. Bán lương thực, thực phẩm, thuốc lá, thuốc lào; 4. Bán hàng lưu niệm, hàng đan lát, thủ công mỹ nghệ; 5. Bán đồ dùng lau chùi, quét dọn, làm vệ sinh; 6. Bán hàng may mặc, giầy dép, cặp, túi, ví; 7. Bán đồ chơi trẻ em; 8. Bán hàng tích hợp trên các phương tiện di chuyển như xe đẩy, xe đạp, xe máy, xe tải nhỏ không có địa điểm cố định |
7 | Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong các lĩnh vực: - Ăn uống, lưu trú, du lịch;
- Cơ sở làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ;
- Cơ sở dịch vụ cung cấp dịch vụ không thiết yếu |
1. Phục vụ tại quán ăn, quán bia, quán rượu, quán cà phê, nước giải khát; 2. Nhân viên buồng, bàn, lễ tân tại các cơ sở lưu trú nhỏ lẻ (nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, phòng trọ, các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự khác); 3. Hướng dẫn viên du lịch tự do không có giao kết hợp đồng lao động; 4. Nhân viên cơ sở sản xuất nem, giò, chả, bún, miến, bánh, phở. 5. Thợ cắt tóc, uốn tóc, gội đầu, làm móng tay-chân; nhân viên massage, xoa bóp y học, châm cứu; 6. Phục vụ, nhân viên, huấn luyện viên, người hướng dẫn tại quán bar, các cơ sở kinh doanh karaoke, spa, phòng tập gym, yoga, bi-a, các cơ sở cung cấp trò chơi điện tử, điểm truy cập Internet. |
Ngoài các đối tượng này, trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh các đối tượng khác cần hỗ trợ thì UBND cấp huyện chủ động sử dụng ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho đối tượng. Trường hợp vượt quá khả năng thì báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều kiện hỗ trợ được quy định: Người lao động thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Bị mất việc làm, không có thu nhập, gặp khó khăn do ở trong các khu vực bị phong toả, cách ly hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh, UBND cấp huyện) để phòng, chống dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Với mức hỗ trợ: Mỗi người chỉ được hỗ trợ một lần với mức 50.000 đồng/người/ngày căn cứ theo thời gian thực tế tạm dừng hoạt động bị mất việc làm nhưng không quá 1.500.000 đồng/người/lần hỗ trợ.
Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan Thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo theo quy định.
Quyết định cũng nêu rõ trình tự, thủ tục thực hiện và hồ sơ đảm bảo điều kiện hỗ trợ. Giao Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Hội đồng xét duyệt các đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ.
Yêu cầu UBND cấp huyện chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách trên địa bàn. Yêu cầu hoàn thành việc hỗ trợ chính sách cho người lao động xong trước ngày 31/01/2022./.
Theo Cổng TTĐT Thanh Hóa

Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 0237 3531 578
Email: vpubndxaxuangiang@gmail.com