Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
94749

Luật cư trú

Ngày 30/09/2020 16:28:00

Luật Cư trú đã được Quốc hội nước ta thông qua lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, và đã được Quốc hội thông qua sửa đổi, bổ sung tại Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

 Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là yêu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều quy định của pháp luật hiện hành về cư trú và quản lý cư trú không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là một bộ phận nhân dân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú chưa cao, tạo ra kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, Luật cư trú đã ra đời như là một nhu cầu cần thiết. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, Luật Cư trú lần đầu tiên đã được Quốc hội thông qua, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Sau 5 năm thi hành, để phù hợp hơn với sự thay đổi của thực tế cuộc sốn, ngày 20 tháng 6 năm 2013, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Sau khi được sửa đổi, bổ sung, Luật cư trú hiện nay đã bảo đảm yêu cầu cụ thể hoá quyền tự do cư trú của công dân; đồng thời, bảo đảm được yêu cầu của công tác quản lý về cư trú, với những trình tự, thủ tục đăng ký cư trú đơn giản, thuận tiện tạo cơ sở để củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú bảo đảm cho công tác quản lý cư trú đạt hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Luật Cư trú bao gồm 6 chương với 42 điều, cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung: Chương này gồm có 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8), quy định những vấn đề chung về cư trú, như: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; quyền tự do cư trú của công dân; nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú; bảo đảm điều kiện thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú; trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú; hợp tác quốc tế trong quản lý cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II: Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú: Chương này gồm có 9 điều (từ Điều 9 đến Điều 17), quy định về quyền của công dân về cư trú; các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú; trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nơi cư trú của người làm nghề lưu động. 

Chương III: Đăng ký thường trú: Chương này gồm 12 điều (từ Điều 18 đến Điều 29), quy định về đăng ký thường trú; điều kiện để đăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương; thủ tục đăng ký thường trú; xoá đăng ký thường trú; thay đổi đăng ký thường trú trong trường hợp thay đổi chỗ ở hợp pháp; sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu.  

Chương IV: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng: Chương này gồm 3 điều (từ Điều 30 đến Điều 32), quy định về đăng ký tạm trú; lưu trú và thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng.

Chương V: Trách nhiệm quản lý cư trú: Chương này gồm 7 điều (từ Điều 33 đến Điều 39), quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú; huỷ bỏ việc đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật; cơ sở dữ liệu về cư trú; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.

Chương VI: Điều khoản thi hành: Chương này gồm 3 điều (từ Điều 40 đến Điều 42), quy định về hiệu lực của Luật; việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về hộ khẩu; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Luật Cư trú có những nội dung cơ bản cụ thể như sau:

Về nơi cư trú của công dân: Nơi cư trú của công dân có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố không thể thiếu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Điều 12 của Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống".

Về thủ tục đăng ký thường trú: Điều 21 của Luật cư trú quy định rất rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp sổ hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đã nộp hồ sơ biết. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn cấp sổ hộ khẩu có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc (tức là 14 ngày, kể cả ngày nghỉ) đối với trường hợp phức tạp; nay, Luật cư trú bỏ quy định này nên những trường hợp phức tạp đã rút ngắn được nửa thời gian làm thủ tục đăng ký thường trú.

Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 của Luật Cư trú, cụ thể như sau:

"1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Về đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Luật cư trú quy định: Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến, phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Trường hợp có căn cứ để xác định thời hạn tạm trú thì ghi rõ thời hạn trong sổ tạm trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 30 của Luật cư trú như sau:

- Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

- Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; nếu nhà đi thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ hoặc chủ nhà. Riêng đối với học sinh, sinh viên, học viên học tại các trường phổ thông nội trú, học viện, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, thì có xác nhận là người của địa phương đi học của Công an xã, phường, thị trấn vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

+ Bản khai nhân khẩu (đối với người từ 15 tuổi trở lên)

Ngoài ra, người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân; trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ trong hồ sơ nêu trên phải cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Về lưu trú và thông báo lưu trú: Để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với quy định về nơi cư trú theo Điều 52 của Bộ luật dân sự, việc thay đổi khái niệm "tạm trú không xác định thời hạn" hiện hành (hay còn gọi là tạm trú vãng lai) bằng khái niệm "lưu trú" là cần thiết, nhằm phân biệt rõ với khái niệm "cư trú" là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Quy định này là nhằm đơn giản thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh… và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Theo đó, người dân không phải làm thủ tục đăng ký quá chặt chẽ như đăng ký thường trú, tạm trú, mà chỉ cần thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn bằng hình thức đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Việc thông báo lưu trú do gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác thực hiện khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Đây là bước cải tiến mới, đơn giản, thuận tiện hơn nên sẽ có tính khả thi cao.

Về khai báo tạm vắng: Theo pháp luật hiện hành, tất cả mọi công dân từ 15 tuổi trở lên đi vắng qua đêm khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về việc riêng đều phải khai báo tạm vắng. Điều 32 của Luật cư trú đã thu hẹp tối đa diện đối tượng phải khai báo tạm vắng, chỉ còn một số người dưới đây:

"1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 nêu trên của Luật cư trú phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân".

Kể từ khi Luật Cư trú được thông qua tới nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của luật. Các văn bản pháp luật của Chính phủ hướng dẫn Luật Cư trú hiện nay bao gồm:

Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

Luật cư trú

Đăng lúc: 30/09/2020 16:28:00 (GMT+7)

Luật Cư trú đã được Quốc hội nước ta thông qua lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, và đã được Quốc hội thông qua sửa đổi, bổ sung tại Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5, ngày 20 tháng 6 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

 Trước sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là yêu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều quy định của pháp luật hiện hành về cư trú và quản lý cư trú không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là một bộ phận nhân dân chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú chưa cao, tạo ra kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, Luật cư trú đã ra đời như là một nhu cầu cần thiết. Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, Luật Cư trú lần đầu tiên đã được Quốc hội thông qua, và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Sau 5 năm thi hành, để phù hợp hơn với sự thay đổi của thực tế cuộc sốn, ngày 20 tháng 6 năm 2013, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Sau khi được sửa đổi, bổ sung, Luật cư trú hiện nay đã bảo đảm yêu cầu cụ thể hoá quyền tự do cư trú của công dân; đồng thời, bảo đảm được yêu cầu của công tác quản lý về cư trú, với những trình tự, thủ tục đăng ký cư trú đơn giản, thuận tiện tạo cơ sở để củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú bảo đảm cho công tác quản lý cư trú đạt hiệu quả, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

Luật Cư trú bao gồm 6 chương với 42 điều, cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung: Chương này gồm có 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8), quy định những vấn đề chung về cư trú, như: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; quyền tự do cư trú của công dân; nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú; bảo đảm điều kiện thực hiện quyền tự do cư trú và hoạt động quản lý cư trú; trách nhiệm quản lý nhà nước về cư trú; hợp tác quốc tế trong quản lý cư trú; các hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II: Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú: Chương này gồm có 9 điều (từ Điều 9 đến Điều 17), quy định về quyền của công dân về cư trú; các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú; trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của cán bộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nơi cư trú của người làm nghề lưu động. 

Chương III: Đăng ký thường trú: Chương này gồm 12 điều (từ Điều 18 đến Điều 29), quy định về đăng ký thường trú; điều kiện để đăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương; thủ tục đăng ký thường trú; xoá đăng ký thường trú; thay đổi đăng ký thường trú trong trường hợp thay đổi chỗ ở hợp pháp; sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu.  

Chương IV: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng: Chương này gồm 3 điều (từ Điều 30 đến Điều 32), quy định về đăng ký tạm trú; lưu trú và thông báo lưu trú; khai báo tạm vắng.

Chương V: Trách nhiệm quản lý cư trú: Chương này gồm 7 điều (từ Điều 33 đến Điều 39), quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, của Uỷ ban nhân dân các cấp trong quản lý cư trú; trách nhiệm của cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú; huỷ bỏ việc đăng ký thường trú, tạm trú trái pháp luật; cơ sở dữ liệu về cư trú; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.

Chương VI: Điều khoản thi hành: Chương này gồm 3 điều (từ Điều 40 đến Điều 42), quy định về hiệu lực của Luật; việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy định về hộ khẩu; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Luật Cư trú có những nội dung cơ bản cụ thể như sau:

Về nơi cư trú của công dân: Nơi cư trú của công dân có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố không thể thiếu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Điều 12 của Luật Cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

"1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống".

Về thủ tục đăng ký thường trú: Điều 21 của Luật cư trú quy định rất rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng ký thường trú. Trong thời hạn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp sổ hộ khẩu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đã nộp hồ sơ biết. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời hạn cấp sổ hộ khẩu có thể kéo dài thêm 10 ngày làm việc (tức là 14 ngày, kể cả ngày nghỉ) đối với trường hợp phức tạp; nay, Luật cư trú bỏ quy định này nên những trường hợp phức tạp đã rút ngắn được nửa thời gian làm thủ tục đăng ký thường trú.

Thủ tục đăng ký thường trú được quy định tại Điều 21 của Luật Cư trú, cụ thể như sau:

"1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do".

Về đăng ký tạm trú: Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Luật cư trú quy định: Ng­ười đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến, phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an. Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn. Trường hợp có căn cứ để xác định thời hạn tạm trú thì ghi rõ thời hạn trong sổ tạm trú.

Thủ tục đăng ký tạm trú được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 30 của Luật cư trú như sau:

- Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

- Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; nếu nhà đi thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải có ý kiến đồng ý của chủ hộ hoặc chủ nhà. Riêng đối với học sinh, sinh viên, học viên học tại các trường phổ thông nội trú, học viện, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, thì có xác nhận là người của địa phương đi học của Công an xã, phường, thị trấn vào Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

+ Bản khai nhân khẩu (đối với người từ 15 tuổi trở lên)

Ngoài ra, người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân; trường hợp không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

- Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ trong hồ sơ nêu trên phải cấp sổ tạm trú cho người đăng ký tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Về lưu trú và thông báo lưu trú: Để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với quy định về nơi cư trú theo Điều 52 của Bộ luật dân sự, việc thay đổi khái niệm "tạm trú không xác định thời hạn" hiện hành (hay còn gọi là tạm trú vãng lai) bằng khái niệm "lưu trú" là cần thiết, nhằm phân biệt rõ với khái niệm "cư trú" là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú.

Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Quy định này là nhằm đơn giản thủ tục đối với việc quản lý khách vãng lai đi thăm người thân, đi du lịch, chữa bệnh… và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân. Theo đó, người dân không phải làm thủ tục đăng ký quá chặt chẽ như đăng ký thường trú, tạm trú, mà chỉ cần thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn bằng hình thức đến trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Việc thông báo lưu trú do gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác thực hiện khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần. Đây là bước cải tiến mới, đơn giản, thuận tiện hơn nên sẽ có tính khả thi cao.

Về khai báo tạm vắng: Theo pháp luật hiện hành, tất cả mọi công dân từ 15 tuổi trở lên đi vắng qua đêm khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú về việc riêng đều phải khai báo tạm vắng. Điều 32 của Luật cư trú đã thu hẹp tối đa diện đối tượng phải khai báo tạm vắng, chỉ còn một số người dưới đây:

"1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

2. Người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

3. Người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 nêu trên của Luật cư trú phải khai báo tạm vắng tại Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú. Khi đến khai báo tạm vắng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân".

Kể từ khi Luật Cư trú được thông qua tới nay, Chính phủ đã ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các quy định của luật. Các văn bản pháp luật của Chính phủ hướng dẫn Luật Cư trú hiện nay bao gồm:

Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú và Nghị định 31/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: Thôn 2, Xã Xuân Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 0237 3531 578
Email: vpubndxaxuangiang@gmail.com